Đặc điểm Chiến_lược_quân_sự

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên của Đại Việt.

Chiến lược quân sự có tính ổn định hơn chiến thuật quân sự, ít khả năng thay đổi nhưng không phải là không có. Một ví dụ, trong chiến tranh Việt Nam, Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ trong những năm 1961 - 1965, đã thay đổi qua hai kế hoạch quân sựKế hoạch Staley-TaylorKế hoạch Johnson-McNamara.[4]

Chiến lược quân sự do cấp độ vĩ mô của nó, được tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn (mặt trận), và được hoạch định trong thời gian dài hạn. Đồng thời, chúng bao gồm các bước trình tự để quân đội thực hiện. Mỗi bước trong trình tự bao gồm nhiều trận đánh để theo đuổi các mục tiêu quân sự, và các bước là chuỗi dài tập hợp các mục tiêu đạt được cho mục tiêu cuối cùng của chiến tranh.

Chiến lược quân sự có thể được sử dụng theo cách kết hợp chắc chẽ với các chiến lược hoạt động khác như chính trị, ngoại giao để tạo nên sức mạnh tổng hợp, phối hợp nhiều phương diện để tạo lợi thế trong chiến tranh, không tập trung duy nhất vào khả năng quân sự. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng ghi: “Đảng ta không bao giờ có một chiến lược quân sự thuần túy, và chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức độ chiến tranh du kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của Đảng là một chiến lược tổng hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn”.[5]

Chiến lược quân sự không chỉ bao hàm ý nghĩa chiến lược của chiến tranh mà còn bao gồm chiến lược quốc phòng trong thời bình, trong đó chiến lược quốc phòng nhấn mạnh hoạt động củng cố năng lực quân sự của quốc gia, xây dựng các lực lượng mới phù hợp với sự thay đổi của tình hình an ninh và sự thay đổi của công nghệ quân sự, bao gồm lựa chọn, mua sắm vũ khí hoặc các chương trình phát triển chúng.